Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Bàn nâng xe máy và những điều cần biết

Bàn nâng xe máy là thiết bị được sử dụng để nâng đỡ xe lên xuống giúp công việc sửa chữa dễ dàng, và được sử dụng phổ biến trong các tiệm sửa chữa, bảo dưỡng xe. 


Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này, những thông tin cơ bản về bàn nâng xe máy và những điều cần biết dưới đây chắc chắn sẽ vô cùng cần thiết và có ích dành cho bạn nếu có nhu cầu sử dụng thiết bị tiện lợi này. 

Cấu tạo bàn nâng xe máy 

Thiết bị này được cấu tạo vô cùng đơn giản với các bộ phận cơ bản như sau: Mặt bàn chính để xe Bàn dẫn xe lên xuống Bộ phận đạp xe lên/xuống Phận trụ đẩy (ty nâng) Bàn nâng sử dụng dầu thủy lực ở trong ty. 
Khi thực hiện các tác động như đạp chân và bàn đạp được gắn với ống dầu, sẽ giúp cho dầu chảy vào trong ty. Nhờ đó, ty được nâng lên một cách nhẹ nhàng. Cấu tạo cơ bản của bàn nâng Cấu tạo cơ bản của bàn nâng 

Kích thước bàn nâng xe máy

Các loại bàn nâng xe máy có kích thước không giống nhau. Tùy vào từng loại sẽ được thiết kế với các kích thước khác nhau như: 
 - Bàn nâng đạp chân (dài x rộng x cao): 1700mm x 600mm x 800mm. Sức nâng tối đa lên tới 200kg. 
 - Bàn nâng điện và cơ (dài x rộng x cao): 1800mm x 580mm x 830mm. Sức nâng tối đa: 250kg. 
 - Bàn nâng âm nền (dài x rộng x cao): 1800 mm x 600 mm x 730 mm. Sức nâng tối đa 250kg. 

Các loại bàn nâng xe máy

 Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kiển bàn nâng khác nhau, và ứng với mỗi lại lại có cách sử dụng khác. 

Bàn nâng xe máy đạp chân

Đặc điểm của sản phẩm: 
 - Vận hành bằng cách đạp chân 
 - Có kết cấu đơn giản, cách lắp đặt và sử dụng dễ dàng 
 - Chất lượng vượt trội, vận hành bền bỉ, lâu bền 
 - Giá thành sản phẩm rẻ, cho nên người dung có thể dễ dàng đầu tư, sử dụng sản phẩm. Đây là lý do mà nhiều đơn vị ưu tiên sử dụng sản phẩm này
 - Ty nâng được thiết kế vô cùng chắc chắn và bền bỉ 
 - Vận hành vô cùng an toàn bởi vì thiết bị không hề phụ thuộc vào điện 
 - Kết cấu khung dưới dạng chữ X, giúp việc sử dụng tương đối dễ dàng 
 - Có thể di chuyển bàn nâng tới mọi vị trí mong muốn một cách nhanh chóng, dễ dàng. 
Cách sử dụng sản phẩm: 
 Việc sử dụng thiết bị đặc biệt dễ dàng, thủ công bằng cách đạp chân để thực hiện nâng bàn và hạ bàn, giúp việc sửa chữa xe của người dùng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. 

Bàn nâng xe máy điện

 Đặc điểm của sản phẩm: 
 - Sản phẩm được sử dụng kết hợp cả chức năng điện và đạp chân vô cùng tiện lợi, lại tiết kiệm công sức của người dùng. 
 - Mô tơ điện và bơm được đặt ở trong hoặc ngoài của bàn nâng. 
 - Có thể sử dụng bàn đạp chân nếu mất điện. 
 - Trang bị tấm nhám có khả năng chống trượt khi dựng xe. 
 - Mô tơ điện và bơm được đặt ở bên trong hay bên ngoài của bàn nâng đều được. 
 - Việc sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm dễ dàng. 
 - Trang bị các tự động phanh hãm tại các vị trí khác nhau. 
 - Giá thành không quá đắt, do đó mà người dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm. 
Giá đắt hơn so với bàn nâng xe máy cơ (đạp chân). 
 Thông thường, loại bàn nâng này thường cố định chúng bằng cách lắp đặt theo kiểu hố âm. 
Hướng dẫn vận hành: Thiết bị được vận hành bằng cách sử dụng nguồn điện được cắm trực tiếp. Trước khi làm việc với loại bàn nâng xe máy bằng điện, bạn cần thực hiện kiểm tra an toàn cho đường dây, cũng như mô tơ sau đó mới thực hiện khởi động. 

Chú ý, nguồn điện phải đáp ứng đúng với thông số kỹ thuật của bàn nâng điện. Đồng thời, không được thực hiện nâng xe khi trọng lượng vượt quá định mức cho phép của nhà sản xuất. bàn nâng xe máy điện Bàn nâng xe máy vô cùng cần thiết tại các cơ sở sửa chữa hiện nay Hơn nữa, cần đặt xe ở đúng vị trí trọng tâm bàn nâng. Tuyệt đối không được để vật cản, cũng như cho tay hay chân vào thanh nâng trong lúc thiết bị đang hoạt động. 

Bàn nâng xe máy thủy lực 

Đặc điểm của bàn nâng: 
 - Thiết bị không sử dụng điện trực tiếp, thay vào đó là sử dụng áp suất khí nén của máy nén khí. 
 - Thiết kế sản phẩm đơn giản, cho nên việc sử dụng và bảo dưỡng vô cùng dễ dàng, tiện lợi 
 - Thiết bị này thường được lắp đặt âm nền nhằm để tiết kiệm được khoảng không gian trống hiệu quả. - Quá trình lắp đặt và sử dụng nhanh chóng 
 - Bàn nâng thủy lực thường có độ bền cao, việc vận hành tương đối ổn định. 

 Hướng dẫn sử dụng: Cũng giống như bàn nâng cơ và điện, bàn nâng thủy lực được sử dụng tương tự như sau: 
Bước 1: Thực hiện kiểm tra cho cụm khóa an toàn Khi thực hiện nâng, cụm khóa an toàn sẽ khóa tự động ở 6 mức. Sau khi hạ xuống, cụm an toàn sẽ về vị trí chuẩn bị khóa cho những lần nâng tiếp theo Trường hợp hạ nửa tầm, người dùng cần phải chú ý luôn gài cụm an toàn ở chế độ khóa. 
Bước 2: Thực hiện kiểm tra cụm xả hạ bàn nâng sao cho dây cáp không quá căng, ruột cáp hơi chùng để hiệu suất nâng đạt được cao nhất 
Bước 3: Tiến hành thông hơi hệ thống thủy lực định kỳ 15 ngày 1 lần như sau: 
  •  Đưa bàn nâng đến vị trí cao nhất và khóa an toàn. 
  •  Mở nắp van trên kích, chú ý không tháo tim van. 
  •  Ấn (đè) tim van để không khí được hút vào. 
  • Đóng nắp van lại để tiến hành thông hơi cho hệ thống. bàn nâng xe máy Nên lựa chọn loại bàn nâng nào? 
Bước 4: Liền mạch cho dầu nhớt thủy lực như sau:  
- Đưa bàn nâng lên vị trí cao nhất để thông hơi 
 - Nhấn OFF ( hoặc kéo cần xả cơ) và ON nhằm để cho động cơ chạy không tải trong khoảng 10 giây Bước 5: Chỉnh hạ bàn nhanh/chậm bằng cách điều chỉnh núm vặn của bộ phận van tiết lưu để có được tốc độ hạ bàn sao cho phù hợp nhất 
 - Nếu tình trạng nâng chậm bạn cần phải kiểm tra xem xích xả cơ và cần xả cơ. 
 - Nếu tình trạng nâng không đến tầm cao nhất bạn cần điều chỉnh công tắc hành trình 
 - Khi mất điện: bạn cần thực hiện hạ bàn bằng cần xả cơ.

 Khi thực hiện cần lưu ý cẩn thận để tránh tình trạng kẹt tay. 

Bàn nâng xe máy âm nền 


Đặc điểm của thiết bị: 
 - Bàn nâng xe máy âm nền là sản phẩm được thiết kế chôn chìm ngang bằng mặt sàn. Do đó, ưu điểm của loại bàn nâng này là giúp tiết kiệm diện tích hiệu quả. 
 - Sản phẩm hoạt động bằng điện, việc lắp đặt âm nền cố định và không thể di chuyển được. 
 - Hơn nữa, thời gian nâng nhanh, đáp ứng tốt hiệu quả công việc. 
 - Thiết bị phù hợp đối với các trung tâm sửa chữa có diện tích nhỏ, cho nên đây là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. 
 - Bàn nâng âm nền có thể di chuyển lên xuống nhờ sự hỗ trợ của công tắc điều chỉnh. Sử dụng kích thủy lực để thực hiện nâng toàn bộ khung bàn, cũng như toàn bộ trọng lượng mặt bàn và xe ở phía trên.
- Tuy nhiên, loại này thường có giá thành khá cao hơn so với những loại khác. 
 Hướng dẫn sử dụng: Cách sử dụng vô cùng dễ dàng, người dùng chỉ cần bật công tắc để nâng khung bàn lên một chiều cao nhất định, sau đó dừng lại khóa van an toàn và thực hiện công việc sửa chữa. Bàn nâng xe máy dương nền 

Đặc điểm của loại bàn nâng: 
- Đây là kiểu thiết bị được đặt ở trên nền đất, cho nên việc di chuyển vô cùng dễ dàng, phù hợp với những nơi có không gian rộng 
 - Lắp đặt dạng này thường là loại bàn nâng điện cơ, bàn nâng đạp chân 
 - Việc lắp đặt, sử dụng, cũng như sửa chữa vô cùng dễ dàng 
 - Mặt bàn nâng chống trượt, nên rất an toàn cho người thợ sửa chữa và xe 
 - Những nơi có diện tích nhỏ không nên sử dụng loại bàn nâng này để tránh vướng víu Hướng dẫn sử dụng Sản phẩm được sử dụng dễ dàng như bàn âm điện và bàn âm cơ. 

Hiện nay, dòng sản phẩm này có rất nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào từng loại và xuất xứ. Thông thường, các loại bàn nâng được sản xuất trong nước sẽ có mức giá bán rẻ hơn so với bàn nâng nhập khẩu. Hơn nữa, giá lắp đặt bàn nâng còn phụ thuộc vào vị trí, địa điểm lắp đặt của khách hàng.

Nhìn chung, giá bàn nâng xe máy hiện nay thường dao động từ mức 5 - 15 triệu đồng một bộ. Giá chính xác sẽ phụ thuộc vào mẫu mã, hãng sản xuất mà bạn lựa chọn. Hiện trên thị trường có rất nhiều mẫu bàn nâng xe máy giá rẻ để người dùng có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với công việc, cũng như chi phí đầu tư của mình. 

 Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về bàn nâng xe máy và những điều cần biết sẽ cung cấp tới người dùng những thông tin hữu ích nhất trong quá trình sử dụng và làm việc với thiết bị này một cách hiệu quả nhất tại xưởng của mình.
Disqus Comments